Các kỹ thuật phẫu thuật điều trị bướu lành tuyến tiền liệt

Thursday, 18/07/2019, 09:24 GMT+7

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị khi bướu lành tuyến tiền liệt gây ra những biến chứng trên sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh và việc điều trị nội khoa với thuốc không đem lại hiệu quả.

Điều trị ngoại khoa đối với phì đại tuyến tiền liệt lành tính hiện nay, tùy vào từng trường hợp có thể áp dụng phẫu thuật mổ mở hoặc nhiều thủ thuật khác nhằm giúp quý ông mắc bệnh tránh phải chịu đựng các biến chứng của bệnh.

Các phương pháp phẫu thuật:

Dẫn lưu nước tiểu tạm thời

Đối với những quý ông có biến chứng suy thận, cần dẫn lưu bàng quang tạm thời bằng cách đặt thông niệu đạo – bàng quang tại chỗ hoặc có khi phải mở bàng quang ra da nhiều tháng. Đây là 2 phương pháp ngoại khoa xử trí cấp cứu ban đầu. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bí tiểu cấp, tồn lưu nước tiểu nặng (bí tiểu mạn), tình trạng có suy thận do ngược dòng, nhiễm khuẩn niệu. Một số trườnghợp dẫn lưu tạm vì không thể can thiệp ngoại khoa triệt để.

Các phương pháp phẫu thuật:

Mổ mở bóc bướu: có nhiều đường mổ như: mổ qua ngả bàng quang theo phương pháp phẫu thuật Freyes, sau đó có kỹ thuật bổ sung của Hryntchak, Harris... Hoặc mổ mở qua ngả sau xương mu tiêu biểu là phẫu thuật Millin, cắt bướu qua ngả hội âm như phẫu thuật Young. Mổ mở có tỉ lệ tử vong và biến chứng cao, nhất là trên các quý ông có nguy cơ phẫu thuật cao như bệnh lý nội khoa nặng, người cao tuổi. Mổ mở bóc bướu được khuyến cáo chỉ định khi mô gây bế tắc không thể cắt hết bằng nội soi trong vòng 60 phút.

Cắt đốt nội soi qua đường niệu đạo là một thủ thuật được áp dụng để điều trị phì đại lành tính tiền liệt tuyến mức độ từ vừa đến nặng. Để áp dụng phương pháp này bệnh viện cần có thiết bị máy cắt đốt nội soi,

Sau khi gây tuỷ sống hoặc gây mê, dụng cụ cắt đốt nội soi sẽ được đưa vào niệu đạo qua dương vật. Cắt đốt nội soi giúp giảm nhẹ triệu chứng nhanh chóng. Đa số quý ông sẽ dòng nước tiểu mạnh hơn trong vài ngày.

Cắt đốt nội soi đã chứng tỏ được kết quả cao với tỉ lệ tử vong và biến chứng thấp hơn so với mổ mở, và ngày nay được các bác sĩ coi là “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.

06-01
 
Cắt đốt nội soi qua đường niệu đạo

Bốc hơi tuyến tiền liệt qua niệu đạo: là một cải tiến của cắt đốt nội soi tiêu chuẩn nhưng sử dụng các điện cực lớn hơn, cường độ điện mạnh hơn. Tỷ lệ chảy máu sau mổ và biến chứng hấp thu nước giảm hơn cắt đốt nội soi chuẩn, nhưng tỷ lệ rối loạn cương dương sau phẫu thuật được ghi nhận là nhiều hơn, do sức nóng khi thực hiện thủ thuật làm tổn thương đám rối thần kinh nằm ngay sát vỏ tuyến tiền liệt.

06-02
 
Bốc hơi tuyến tiền liệt qua niệu đạo

Bốc hơi hoặc cắt đốt nội soi bằng laser: bác sĩ dùng nguồn năng lượng laser để làm bốc hơi hoặc cắt đốt bướu qua ngả niệu đạo cho bệnh nhân. Bốc hơi hoặc cắt đốt nội soi bằng laser cho phépvừa lấy đi tổ chức tuyến vừa cầm máu, hạn chế hiện tượng hấp thu nước thường gặp. Nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao, triệu chứng kích thích tồn tại 4-6 tuần, cuộc mổ kéo dài.

06-03
 
Bốc hơi hoặc cắt đốt nội soi bằng laser

Cắt mở cổ bàng quang–tuyến tiền liệt qua nội soi : là phương pháp dùng dao điện rạch 2 đường ở vị trí 5 giờ và 7 giờ từ cổ bàng quang cho đến gần lồi tinh, sâu tới vỏ tuyến tiền liệt. Phương pháp này thường được áp dụng cho những bướu nhỏ dưới 30 gam, không có thùy giữa, và ở những quýông còn trẻ, cho kết quả tương tự cắt đốt nội soi tiêu chuẩn, với ưu điểm là t lệ phóng tinh ngược dòng sau phẫu thuật thấp, khoảng 5-15%.

06-05
 
Cắt mở cổ bàng quang - tuyến tiền liệt qua nội soi

Các phương pháp ít xâm lấn khác:

Nhiệt liệu pháp: nguyên tắc là dùng nhiệt làm đông đặc và làm hoại từ tế bào tuyến tiền liệt (>45 oC). Kết quả được đánh giá chung là khá hơn điều trị nội khoa nhưng kém hơn cắt đốt nội soi. Có nhiều kỹ thuật khác nhau: dùng nhiệt vi ba qua niệu đạo, cắt bằng kim qua niệu đạo, đốt bằng laser (laser YAG, laser KTP và Holmium), siêu âm cường độ cao tập trung. Tất cả các phương pháp này chưa cho kết quả điều trị bằng cắt đốt nội soi.

Dụng cụ đặt niệu đạo (stent): thường chỉ định cho quý ông có chống chỉ định phẫu thuật, hoặc cho những người từ chối các biện pháp can thiệp khác. Hiệu quả không cao, có nhiều biến chứng như: nhiễm trùng, đau kéo dài, dễ tạo sỏi, ưu điểm là không cần phải gây tê khi tiến hành đặt dụng cụ.

ThS.BS. Đỗ Lệnh Hùng