Ba tôi 74 tuổi, vừa được chẩn đoán hẹp động mạch cảnh bên phải. Tình trạng hẹp lên đến 70% và bệnh viện dưới tỉnh nói trường hợp của ba tôi cần can thiệp mạch máu để đặt stent. Gia đình tôi đang phân vân vì một số người bạn của ba tôi cũng gặp tình trạng tương tự và đã được phẫu thuật. Nhờ bác sĩ phân tích rõ hơn về các ưu nhược của việc phẫu thuật động mạch cảnh và đặt stent. Longtt…(Long An)
Chào bạn, Đối với tình trạng hẹp động mạch cảnh của ba bạn, đặt stent trong lòng động mạch để làm rộng và không hẹp mạch máu, giúp máu lên não tốt hơn là một lựa chọn điều trị phù hợp. Đặt stent là phương pháp nhẹ nhàng và hiệu quả cho người bệnh, đặc biệt là người lớn tuổi. Tuy nhiên, chi phí điều trị của phương pháp này khá cao và phải có thiết bị để bảo vệ não, tránh mảng xơ vữa trôi lên đầu làm tắc mạch não gây các biến chứng nguy hiểm như liệt. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến nguy cơ tái hẹp. Đối với tình trạng hẹp động mạch cảnh, các bác sĩ cũng có thể thực hiện phẫu thuật lấy các mảng xơ vữa và tạo hình làm rộng lòng động mạch qua đường rạch ra ở vùng cổ cho người bệnh. Phẫu thuật cho kết quả tốt, ít tái phát nhưng có thể có biến chứng như tai biến mạch máu não do kẹp động mạch khi mổ (tỉ lệ tai biến <5 %), chảy máu do dùng kháng đông… Bạn nên đưa ba đến phòng khám chuyên về bệnh lý mạch máu tại Bệnh viện Bình Dân để được các bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn thêm. BS CKII Hồ Khánh Đức, Trưởng khoa phẫu thuật Tim – Mạch máu
Tôi 37 tuổi, gần đây thấy trên mặt sau của chân có nhiều mạch máu nổi lên. Dù không đau nhưng trông rất mất thẩm mỹ. Kính nhờ bác sĩ tư vấn giúp cách để điều trị tình trạng này. Việc điều trị các mạch máu nổi lên này có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Ttthao…@gmail.com
Chào bạn, Theo như các triệu chứng bạn mô tả, có thể bạn đang bị suy tĩnh mạch chân ở mức độ 2. Bạn nên phòng khám chuyên khoa mạch máu để được chẩn đoán và điều trị. Tùy mức độ suy tĩnh mạch, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, hướng dẫn tập luyện, mang vớ y khoa hoặc can thiệp nội tĩnh mạch bằng laser hay sóng cáo tần. Việc điều trị này không ảnh hưởng đến sức khỏe nên bạn yên tâm nhé. BS CKII Hồ Khánh Đức, Trưởng khoa phẫu thuật Tim – Mạch máu
Tôi 48 tuổi, nữ, thường bị nặng và tê chân. Gần đây, chân tôi còn có có triệu chứng đau và cảm giác hơi sưng sưng vào buổi chiều. Xin cho hỏi tôi đang bị bệnh gì và bệnh có thể điều trị được không? Thanhphuong13…@gmail.com
Chào chị, Theo như những triệu chứng chị mô tả, có thể chị đang bị suy tĩnh mạch hai chân. Chị có thể đến các cơ sở y tế có phòng khám chuyên về mạch máu để được chẩn đoán và điều trị. Tùy mức độ suy tĩnh mạch của chị, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, hướng dẫn tập luyện, mang vớ y khoa hoặc can thiệp nội tĩnh mạch bằng laser hay sóng cao tần. BS CKII Hồ Khánh Đức, Trưởng khoa phẫu thuật Tim – Mạch máu
Tôi bị viêm dạ dày do HP và được kê đơn thuốc điều trị bao gồm: esomerprazol 40mg, amoxicillin 500mg, levofloxacine 500mg, siloxogene. Tuy nhiên tôi quên nói cho bác sĩ biết là mình có đang dùng thuốc điều trị đái tháo đường type II. Tôi lo lắng không biết thuốc điều trị đái tháo đường có tương tác với các thuốc điều trị HP được bác sĩ kê đơn không? Tôi nên có chế độ ăn như thế nào để hỗ trợ cho việc điều trị viêm dạ dày hiệu quả? Minh Hạnh
Bạn Minh Hạnh thân mến. Trước hết, về chế độ ăn đối với người bệnh viêm dạ dày do HP, bạn cần kiêng ăn các thức ăn có vị chua, cay, kiêng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Các thuốc mà bạn đề cập, có thể làm tăng tác động của thuốc điều trị đái tháo đường khi dùng chung. Do đó bạn cần kiểm tra mức đường huyết thường xuyên trong quá trình dùng thuốc. Về cách uống thuốc, bạn nên uống theo trình tự như sau: Esomerprazole: Uống trước bữa ăn Amoxicillin và Levofloxacin: Uống sau bữa ăn Siloxagen: Dùng giữa các bữa ăn (sau bữa ăn khoảng 2 giờ). ThS. DS Huỳnh Lê Hạ
Tôi được chỉ định dùng phối hợp kháng sinh amoxicillin/ acid clavulanic và levofloxacin và một số thuốc khác để điều trị nhiễm trùng tiết niệu. Sau khi uống thuốc thì tôi đi tiêu chảy. Không biết tôi có cần ngưng thuốc điều trị không? Văn Đức
Bạn Văn Đức thân mến. Có thể tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà bạn sử dụng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa mà biểu hiện là tiêu chảy. Nếu tác dụng phụ của thuốc không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thì bạn có thể tiếp tục dùng thuốc điều trị và có thể dùng thêm men vi sinh hỗ trợ đường tiêu hóa. Trong trường hợp tình trạng tiêu chảy không có sự cải thiện, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều chỉnh đơn thuốc. ThS. DS Huỳnh Lê Hạ
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet