Chuẩn bị trước khi xét nghiệm máu tổng quát

Thứ sáu, 23/10/2020, 09:08 GMT+7

Xét nghiệm máu tổng quát sẽ đưa ra gợi ý về các bệnh lý về máu và tình trạng sức khỏe cần chú ý như thiếu máu, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, vấn đề đông máu, chỉ dấu ung thư...

Các xét nghiệm máu đòi hỏi người thực hiện phải có sự chuẩn bị và phải chờ một khoảng thời gian nhất định để có kết quả. Để thuận tiện cho khách hàng, người bệnh trong việc chuẩn bị và sắp xếp thời gian, Bệnh viện Bình Dân có một số thông tin như sau:

Loại xét nghiệm Yêu cầu Chẩn đoán
Tổng phân tích tế bào máu (Kiểm tra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) Không cần chuẩn bị
  • Tình trạng thiếu máu
  • Bất thường hồng cầu
  • Tình trạng nhiễm trùng, dấu hiệu ung thư máu, vấn đề miễn dịch
  • Rối loạn đông máu
Đường huyết (Glucose)

Thực hiện khi bụng đói

Một số trường hợp được yêu cầu thực hiện ngay sau khi ăn hoặc bất cứ khi nào mà không cần chuẩn bị trước

Đái tháo đường
Canxi máu Không cần chuẩn bị Bệnh lý thận, xương, tuyến giáp, suy dinh dưỡng, chỉ dấu ung thư và một số rối loạn khác
Điện giải (Kali, natri, bicarbonate, clorua) Không cần chuẩn bị Tình trạng mất nước, bệnh về thận, gan, biểu hiện suy tim, tăng huyết áp, rối loạn khác
Nồng độ Ure máu (BUN) và creatinin Không cần chuẩn bị Bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận
Xét nghiệm mỡ máu (Cholesterol, HDL-C, LDL-C và Triglyceride) Thực hiện khi bụng đói Mỡ máu cao gia tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Có kế hoạch cải thiện tình trạng sức khỏe
Xét nghiệm các men của gan (AST/ALT/GGT) Không cần chuẩn bị Tình trạng tổn thương tế bào gan. Bác sĩ sẽ giúp tìm hiểu nguyên nhân gây tổn thương gan và hướng khắc phục

Nhìn chung, để đảm bảo kết quả ít sai lệch nhất khi thực hiện xét nghiệm máu tổng quát, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn sau:

  • Nhịn ăn 8 – 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm nếu thực hiện các xét nghiệm liên quan đến tim mạch, đường huyết, mỡ máu. Sau khi lấy mẫu máu bạn có thể ăn uống bình thường
  • Không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích trước khi làm xét nghiệm
  • Người bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim... có thể uống thuốc trước thời gian làm xét nghiệm. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai lệch, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

Thực tế chỉ có 2 loại xét nghiệm bị ảnh hưởng kết quả nếu bạn đã ăn, uống nước có đường là xét nghiệm đường máu (Glucose)Mỡ máu (Triglyceride) do lượng đường và chất béo trong thực phẩm sẽ hấp thu vào máu nhanh chóng và khiến kết quả đo lường không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn.

suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet