Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ: phương pháp điều trị tối ưu cho các trường hợp sỏi thận kích thước trung bình (10-30 mm)

Thứ hai, 13/12/2021, 08:59 GMT+7

Ngày càng có nhiều người bệnh được áp dụng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ. Phương pháp này giúp người bệnh được lấy sỏi ít đau, nhanh lành và gần như không có vết mổ. So với kỹ thuật tán sỏi qua da tiêu chuẩn, người bệnh không phải mang ống thông nước tiểu ra ngoài sau mổ nên tránh được các nguy cơ biến chứng do mang ống thông.

Sỏi thận vốn phổ biến trong các bệnh lý đường tiết niệu, tỉ lệ mắc bệnh có thể lên đến 10% dân số. Phẫu thuật điều trị sỏi thận trong nhng năm gần đây có rất nhiều tiến bộ nhờ sự cải tiến về dụng cụ và kỹ thuật mới.

Những chuẩn mực mới trong điều trị sỏi thận

Trong kỷ nguyên nội soi, các phương pháp xâm lấn tối thiểu đã thay thế cho các phương pháp truyền thống như mổ mở hoặc mổ nội soi sau phúc mạc trong điều trị ngoại khoa sỏi thận. Các nguyên tắc điều trị trước đây hướng đến tỉ lệ sạch sỏi cao phục hồi các bất thường về giải phẫu. Ngày nay, có thêm các nguyên tắc mới bao gồm giảm thời gian phẫu thuật, giảm thời gian nằm viện, giảm lượng thuốc giảm đau sau mổ người bệnh sớm quay lại các hoạt động thường ngày. Một số thống kê cho thấy lợi ích kinh tế có thể lên tới 40% khi người bệnh được xuất viện sớmnhanh chóng quay lại công việc.

Để đáp ứng các nguyên tắc trên, mang lại những lợi ích lớn cho người bệnh, các kỹ thuật mới, ít xâm lấn trong phẫu thuật sỏi thận dần thay thế hoàn toàn các phương pháp cũ. Cụ thể là tán sỏi qua da (PCNL) đã trở thành tiêu chuẩn vàng trong phẫu thuật điều trị sỏi thận.

Các ống thông trong và ngoài thận với giúp dẫn lưu nước tiểu và dịch tiết từ thận ra ngoài, góp phần cầm máu sau mổ. Tuy nhiên, các ống thông có thể gây ra một số bất lợi cho người bệnh như: tiểu gắt buốt, tiểu máu, đau hông lưng, nhiễm khuẩn đường niệu... Từ đó, người bệnh bị hạn chế vận động, chăm sóc sau mổ phức tạp cần nhiều ngày để trở lại với cuộc sống thường ngày.

Thời gian mang ống thông, thông dụng nhất là ống thông Double-J (ống thông từ thận qua niệu quản xuống bàng quang), có thể kéo dài từ 2-4 tuần. Ngoài ra, các bác sĩ cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp người bệnh gặp biến chứng do quên tái khám rút ống thông nằm trong người nhiều năm đóng sỏi và dễ gãy. Trong tình huống này, người bệnh phải trải qua một, thậm chí vài cuộc mổ để lấy toàn bộ các phần ống thông bị đứt gãy nằm trong niệu quản ra ngoài.

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ không mở thận ra da: nhiều lợi ích cho người bệnh

Từ kinh nghiệm thực hành lâm sàng và trao đổi chuyên môn với các chuyên gia quốc tế, các bác sĩ chuyên khoa ngoại niệu Bệnh viện Bình Dân đã triển khai kỹ thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ và không mở thận ra da cho người bệnh từ năm 2019.

1_1
Hình 1: Bác sĩ đang tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ

Bác sĩ Hoàng Thiên Phúc, Trưởng khoa Nội soi niệu mô tả về kỹ thuật:Với một vết rạch da chỉ 5 mm (chỉ bằng hạt tiêu xanh), bác sĩ phẫu thuật có thể đưa các thiết bị chuyên dụng tán những viên sỏi thận có kích thước trung bình từ 10–30 mm. Sau mổ, người bệnh có thể sớm vận động dễ dàng, đi lại bình thường chỉ trong 2 ngày. Bên cạnh đó, lượng thuốc giảm đau cần dùng cho người bệnh được dùng ít hơn so với các phẫu thuật lấy sỏi thận khác. Ngay trong ngày đầu tiên sau mổ, người bệnh được rút hoàn toàn các ống thông và được hướng dẫn sinh hoạt lại như trước mổ trong ngày thứ hai hậu phẫu”.

2
Hình 2: Sỏi thận được lấy qua vết rạch da rất nhỏ, gần như không thấy sẹo mổ

Theo thống kê từ Bệnh viện Bình Dân, mỗi năm có hơn 1000 trường hợp tán sỏi qua da được thực hiện tại đây. Trong đó, 60% các người bệnh chỉ cần theo dõi tại viện 3 ngày và được xuất viện mà không có bất kỳ ng thông dẫn lưu nào trong người. Ngoài ra, tỉ lệ sạch sỏi cao trên 85% và tỉ lệ biến chứng không tăng so với kỹ thuật lấy sỏi qua da kinh điển.

Kỹ thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ mà không mở thận ra da hiện nay đang trở thành tiêu chuẩn thường quy các chuyên gia niệu khoa hàng đầu hướng đến trong phẫu thuật điều trị sỏi thận. Kỹ thuật này đòi hỏi người ứng dụng phải là các bác sĩ có kinh nghiệm, hiểu rõ chỉ định thực hiện cho phù hợp người bệnh và bệnh viện được trang bị máy móc chuyên thực hiện lấy sỏi qua da. Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm và siêu âm bụng để phát hiện sỏi thận và điều trị từ sớm.

Bệnh viện Bình Dân là một trong những bệnh viện điều trị và huấn luyện hàng đầu về niệu khoa với gần 100 chuyên gia tiết niệu. Ngoài ra, Bệnh viện Bình Dân còn có trung tâm huấn luyện phẫu thuật nội soi cho các bác sĩ trong nước và nhiều bác sĩ đến từ các nước ngoài đến đào tạo. Trong năm 2021, Bệnh viện Bình Dân sẽ tiếp tục tiển khai chương trình đào tạo phẫu thuật nội soi theo tiêu chuẩn Châu Âu cho các bác sĩ tại Việt Nam.

BS.CK2. Hoàng Thiên Phúc
Trưởng khoa Nội soi niệu

 

 

suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet